Recent posts
Showing posts 1 - 4 of 4.
View more »
|
Traditions > Culture studies >
Towns
Huyện Đông Hưng - Thái Bình
Hội Đồng Hương Thái Bình Tại Miền Nam sáng tác 12/2 /2015 Mảnh đất nằm giữa Thái Bình Bạn ơi nơi đó quê mình Đông Hưng Quê hương truyền thống anh hùng Đông Quan ghép với Tiên Hưng nên thành Bốn bốn xã một địa danh Người dân chân chất hiền lành thôn quê Đi từ thành phố ta về Đông Xuân nghề bún bộn bề gian nan Ghé qua bên trái Đông quang Bánh mì bánh quẩy rộm vàng từng bao Tưởng về thành phố năm nào Đông Dương ở lại khát khao đổi đời “Hoãng Đông Xà” đất vua tôi Người dân chuyên nói “nhà ngươi” quen rồi Kháng chiến chống giặc lâu đời Con người Đông Á, đất nơi chợ Chùa Đông Phong thị trấn ngày xưa Đông quan là huyện khi chưa nhập thành Đông Huy sông nước lượn quanh Đông về đò Bóng mong manh con đò Đông Lĩnh chịu khó chăm lo Cánh đồng bốn vụ thắng to dân mừng Đông Tân, chợ Giắng tưng bừng Xuất khẩu lao động, ung dung chuyển mình Đông Sợ cũng giống Đông Kinh Có cầu Vô Hối nối tình trăm năm Đông hà dệt chiếu ta nằm Thoi đưa tý tách ầm ầm sớm trưa Hôm Đình ơi chợ ngày xưa Nhớ quê ngoại những ngày mùa, Đông Giang Đông Vinh chiếu trải nắng vàng Xe duyên đôi lứa họ hàng thành thân Đông Động có gạch Đống Năm Phố xưa nghề mới thăng trầm thời gian Lịch Động bán kính bắc nam Đông Các rối nước hội làng ăn chơi Đông Hợp ta có làng Gòi Hội làng truyền thống bao đời tề gia Công nghiệp nhất huyện Đông La Gà đồng vườn trúc quán Đà mộng mơ Đại Đồng có tự ngày xưa Đông Sơn truyền thống bây giờ phất lên Nghe đồn Đông Xá món nem Chế từ thịt sống vẫn thèm dù say Đò Mom ba bến đêm ngày Chở người tấp nập nơi đây Đông Cường Thịt chuột nổi tiếng Đông Phương Món ngon đồng lúa quê hương chợ Vàng Nhiều sông nhắc đến Liên Giang Ba Vì, Kim Ngọc khang trang ruộng vườn Mùng tơi nấu trạch Phú Lương Chồng chan vợ húp yêu thương đậm đà Con đường cao tốc Thái hà Đô lương, duy nhất chạy qua huyện mình Bao đời làm Dũa Mê Linh Nay nghề cạm chuột chuyển mình từ lâu Xây nông thôn mới An Châu Từ trong gian khó đổi màu khang trang Đường đi tỏa bóng hai hàng Cây to cổ thụ Lô Giang ngập tràn Xưa nay nhắc đến Minh Tân Làm cây phát lộc, mang xuân với đời Rồng bay lên với mây trời Thăng long thị trấn đầy vơi thăng trầm Cây đa lịch sử Nguyên Lâm Hoa Lư đông đúc vào tầm chợ Khô Hồng Giang cũng lắm nhà Thờ Thiên chúa đạo chính dân thờ dân tin Bạch Đằng xa nhất huyện mình Hậu thượng bãi chuối rập rình lứa đôi Rượu dừa ta uống tơi bời Hồng châu sản xuất, mọi người vào chơi Hoa Nam bên lở bên bồi Sông sâu cá lớn ta ngồi thả câu Cống Vực bến bãi neo tầu Đồng Phú xanh mướt đồng màu quanh năm Mệnh danh là xã “ Khinh dân” Trọng Quan đổi mới muôn phần khẩn trương Voi đá, ngựa đá Chương Dương Thanh niên rèn luyện thao trường cùng nhau Mĩ miều tên gọi Minh Châu Cạnh đường 39, chợ Cau lèo tèo Hễ nghe gái gọi là theo Phong Châu làng Khuốc hát chèo từ lâu Bóng đá phải nói Phú châu Trẻ già măng mọc theo nhau tưng bừng Nguyên Xá nổi tiếng bao vùng Bánh cáy kẹo lạc ta mừng liên hoan Trời đông giá rét cơ hàn Đỗ tương Hợp tiến mỡ màng xanh tơ Cầu Nguyễn nước chảy lơ thơ Yêu sao thị trấn Nguyễn xưa năm nào Hồng Việt vất vả quất đào Đông qua xuân tới xôn xao rạng ngời Đông Thọ, Đông Mỹ một thời Cùng là mảnh đất con người Đông Hưng |
Hà Nam
Bắc Giang
ĐÌNH LỊCH ĐỘNG- Đông Hưng - tỉnh Thái Bình
Source: http://ditichlichsuvanhoa.com/dttc/DINH-LICH-DONG-a696.html ![]() 1. Tên di tích: Đình Lịch Động 2. Loại công trình: Kiến trúc 3. Loại di tích: Lịch sử 4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 84/2006/QĐ-BVHTT ngày 11 tháng 10 năm 2006 ![]() 6. Tóm lược thông tin về di tích Lịch Động xưa còn có tên là Bìa Động. Dân gian thường gọi là làng Bìa. Tên làng Lịch Động chưa rõ xuất hiện từ khi nào nhưng thời Nguyễn Văn còn lưu giữ tên Bìa Động và đến năm Thiệu Trị thứ 4 đã xuất hiện tên Lịch Động (1845). Theo các cụ có tuổi cho biết chữ Bìa và chữ Lịch có tự dạng gần nhau nên gọi Bìa Động là Lịch Động có căn cứ từ đó. Song về mặt văn bản thấy muộn nhất đến năm 1845 thì tên Bìa Động đã đổi thành Lịch Động. Đây là một làng có lịch sử lâu đời, ít nhất đã tồn tại suốt thế kỷ đầu công nguyên và được khai khẩn mở rộng, định hình từ thời Lý – Trần (thế kỷ 12 – 13). Đình làng hiện nay là kết quả của thời kỳ phân chia địa danh và địa giới hành của xã Lịch Động xưa. Tục truyền: Bìa Động và Tây Đài trước đây là 1 làng có đình thờ chung sau vì lý do nào đó chia thành hai làng. Dân Bìa Động lập đình riêng thờ phụng nên thôn Xuân Đài thuộc xã thời điểm phân chia ấy chưa đủ tư liệu để kết luận nhưng xét niên đại của đồ tế khí trong đình thì có thể vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 (trước năm 1802 sau 1845). Đây là làng có nghề mộc từ rất lâu đời. Đình thờ bài vọng 3 vị thần theo cuốn thấm tích còn lưu lại địa phương có ghi niên hiệu sao bản vào năm Thành Thái thứ 18 (1907) từ bản gốc (Tự Đức thứ 6, 1852) và bản gốc: Vinh Hựu thứ 4 (1739). Ba vị thần này được thờ tại ba ngôi miếu ở nơi trong địa phận làng: miếu quán xanh, miếu chùa và một miếu ở đầu làng. Sau dân lập đình và rước bát hương về đình thờ Bái vọng. Theo niên hiệu của các đạo sắc lưu lại trong đình thì đình nay được xây dựng sớm nhất là trước năm 1845 (Thiệu Trị Tứ Niên) vì có đình rồi thì vua nhà Nguyễn mới phong sắc cho dân bản xã phụng sự. Căn cứ vào niên hiệu ở câu đầu tòa hậu cung thì đình được tân tạo vào năm Duy Tân nhị niên hiệu tức năm 1909. Hiện nay trên các cột ở tòa hậu cung còn ghi rõ những người đã có công và của đòng góp xây dựng ngôi đình này. Toàn dân đóng góp được 3100 quan các giáp đóng góp được 390 quan 6 tiền. Những người đứng ra hưng công có một số danh khoa trong làng như: Tam khoa tài Vũ Quang Tiến, Vũ Quí Đạt… Toàn ngôi đình do những bàn tay và trí sáng tạo của những người thợ mộc trong làng tạo dựng. Đình kết cấu kiểu chữ công gồm 3 tòa: Đại bái, ống muống và hậu cung. Phía trước có sân rộng và hồ nước, tường bao viên mới được tu bổ. Đình quay hướng đông nam tổng diện tích nội ngoại gồm. Ba mặt nép mình trong làng quê yên ả, phía trước là không gian thoáng đãng 4 mùa hương thơm đồng nội. Đình Lịch Động đã trải nắng mưa gắn liền với cuộc sống của người dân nơi đây non thế kỷ. a/ Tòa đại bái: Gồm năm gian kích thước làm kiểu chéo đao tàu góc sừng sững uy linh. Đao song loan cách điệu uốn cong làm cho bộ mái lợp ngói mũi vòng soai như có sức nặng ngàn cân đè xuống bộ khung, nhưng du khách vẫn cảm nhận một sự thanh thoát nhẹ nhàng. Đại bờ của máI soi chỉ kép, bờ cánh có trụ đấu nghê trầu thềm hiên của đình Lịch Động được ghép bằng 60 phiến đá lớn nhỏ tạo thành thềm hiên điình rộng 1,5m,cao 0,5m rất cân đối với chiều cao của đình. Bức tường phía trước tòa dại bản đã được tu bổ lại mở một cửa đại, hai cửa nách và hai cửa sổ cách chân quay bức bản phía trong để thông với tòa ống muống và sân hậu. Khi đặt chân vào tòa đại bái của đình Lịch Động khách tham quan sẽ dễ cảm nhận thấy sự khác biệt có tính độc đáo của bộ khung kiến trúc đình này là: các bẩy hiên tiền, hậu được lắp ghép bởi các mộng do trụ đầu cột hiên đá liên kết các mảng chạm nghệ thuật còn bảo lưu toàn vẹn không bị phá hủy hay mất mát các chi tiết như nhiều ngôi đình khác. Nội dung các mảng chạm đều phản ánh các chủ đề thiên nhiên như tứ quý hoặc mang phong cách nghệ thuật cung đình như rồng chầu cửa thánh, rồng ổ, rồng quần. Với bộ khung lim khỏe mạnh đã nâng bổng bộ mái kiến trúc bằng hệ thống cột, xà, kẻ đã tồn tại gần một thế kỉ như thách thức với thời gian, tòa đại bái đình Lịch Động đã khẳng định giá trị kiến trúc hoành tráng và lộng lẫy của nó trong danh mục đình làng ở huyện Đông Hưng. b/ Tòa ống muống: Trong tổng thể kiến trúc đình Lịch Động là một biểu hiện tính toàn vẹn của kiến trúc kiểu chữ công tương đối hiếm ở huyện Đông Hưng.Tòa gồm hai gian với tòa Đại Bái và tòa hậu cung của đình nhìn chung kỹ thuật trong kiến trúc đơn giản mang phong cách thanh thoát nhẹ nhàng như hành lang kiến trúc 4 cột đá kích cỡ 40x40cm,chạm các họa tiết như ở tòa đại bái.Vì kèo làm kiểu cốn mê,tò vò thắt túi,chạm lưỡng long chầu nguyệt.Nét chạm lồng,bóng,kênh khá tinh tế. c/ Tòa hậu cung nhỏ hơn tòa đại bái gồm có 3 gian. Đại bờ soi chỉ kép, hồi văn năm đấu, lợp ngói mũi vì kèo làm kiểu chồng đấu hoa sen, chân tảng thắt cổ bồng soi rãnh dọc chìm, hai cốn mê gian chính cung chạm rồng chầu để mộc không sơn son thiếp vàng. Nhìn chung 3 tòa kiến trúc của đình Lịch Động được bảo tồn trọn vẹn suốt gần một thế kỷ qua. Quy mô kiến trúc khá rộng lớn, nghệ thuật điêu khắc gỗ thể hiện rõ nét ở tòa Đại bái. Các mảng chạm khá nhuần nhuyễn, khá tinh tế với các chủ đề tứ quý, tứ linh, chữ hán, bầu rượu, túi thơ mây cuộn, mây tán trên gỗ và đá ở ngôi đình này đã khẳng định tài năng nghệ thuật của những người tạo dựng lên. Dẫu rằng niên đại trùng tu của đình chưa đủ thế kỷ nhưng đây là một công trình kiến trúc làng, xã có giá trị vì nghệ thuật điêu khắc gỗ, đá do chính những người thợ làng Lịch Động tạo dựng. Hệ thống câu đối tại đình Lịch Động khá phong phú bao gồm: gõ và chạm trên đá duy chỉ có câu đối lòng máng tồn tại hai cột cái gian chínhcung tòa đại bái còn bảo lưu nguyên vẹn có giá trị nghiên cứu, các câu đối chạm trên cột hiến tiền hậu bằng đá của đình đều được bảo tồn nguyên vẹn. Niên đại của câu đối đều cùng niên đại xây dựng lại đình hoặc muộn hơn. Nội dung các đại tự tòa đều ghi nhận công đức của 3 vị thần:”Tam Linh Quyền Hựu”, “Đức Phạm Nhĩ Hà”. Nhìn chung đại tự tòa được các nghệ nhân thể hiện qua nghệ thuật chạm khắc gỗ đẹp, tinh tế, uyển chuyển có giá trị bảo tàng. Theo văn bản và tục lệ của làng Lịch Động hàng năm đình có những sự lệ như sau: - Ngày 12/2 âm lịch ngày sinh Đông Hải Đại E Đoàn Thượng - Ngày 12/2 âm lịch ngày hóa của Đoàn Thượng. - Lệ 12/2 âm lịch là chính. - Lệ thi bánh dầy tiếp tế quân lương vào ngày 10 tháng giêng hàng năm. Nội dung sự lệ gồm có: + Phần Lễ gồm có rước và tế lễ. + Phần hội thi bơi, bắt vịt, lao cầu, vật, võ, thi đấu gậy, đấu cờ người ![]() |
1-4 of 4